Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Thuốc lá- đói nghèo: Vòng tròn luẩn quẩn

Sử dụng thuốc lá đã được Tổ chức Y tế thế giới xếp là yếu tố nguy cơ thứ hai trong số 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, đến năm 2020 số người chết vì sử dụng thuốc lá trên thế giới sẽ nhiều hơn tổng số ngời chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông đường bộ cộng lại.

Ở Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số này lên đến 70.000 ca mỗi năm.

Ngành công nghiệp thuốc lá tuy có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhiều quốc gia, nhưng các quốc gia bên cạnh gánh nặng về bệnh tật do sử dụng thuốc lá còn phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế.

Trên thế giới, hành năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại 200 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.Chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm từ 6-15% tổng chi phí y tế. Chi phí xã hội cho việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá tại Mỹ chiếm 1,6 GDP, tại Canada là 2,2%, tại Trung Quốc là 1,7%. Còn tại Việt Nam, tổng số tiền người dân bỏ ra mua thuôc hút năm 1998 hơn 5.000 tỷ đồng, đến năm 2002 số tiền này đã tăng gấp đôi là 10.400 tỷ đồng và năm 2007 là 14.000 tỷ đồng.

Vậy câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta kiểm soát thuốc lá thì có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không? Theo các chuyên gia, thuốc lá là sản phẩm có tính gây nghiện nên ngay cả khi các biện pháp kiểm soát thuốc lá mạnh được áp dụng thì việc giảm tỷ lệ hút thuốc cũng không thể xảy ra trong một thời gian ngắn. Trong dài hạn, khi lượng thuốc lá được tiêu thụ thực sự giảm, số tiền mua thuốc được dùng để mua các sản phẩm hàng hóa khác.Điều này sẽ tạo thêm việc làm cho nền kinh tế.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của trường ĐH Thương mại cho thấy, số việc làm trong ngành thuốc lá chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng số việc làm tại Việt Nam. Nếu số tiền từ việc tiêu dùng thuốc lá được được dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng thêm 600 tỷ đồng và trong dài hạn số việc làm mới được tạo ra từ các nganh nghề khác khoảng 50.000 việc làm. Các chuyên gia cũng cho rằng, các chính sách kiểm soát thuốc lá sẽ không tác động xấu tới người nông dân trồng thuốc lá ít nhất trong thời gian ngắn hạn và trung hạn.

Thái Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét