Phòng chống tác hại thuốc lá đang là một vấn đề ngày càng thu hút được sự quan tâm của bạn đọc rộng rãi. Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực chuẩn bị để Luật Phòng chống tác hại thuốc lá sớm được thông qua. Blog này được xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà báo Việt Nam chia sẻ mọi thông tin liên quan tới kiểm soát thuốc lá, học hỏi và hỗ trợ nhau về nghiệp vụ để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Báo chí nói về cuộc thi Báo chí viết về đề tài phòng chống tác hại thuốc lá
2.http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/daidoanket.vn/Trao-giai-Cuoc-thi--bao-chi-tuyen-truyen-Phong-chong-tac-hai-thuoc-la-nam-2010/5071529
3. http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.tgvn.com.vn/Trao-giai-Cuoc-thi-Bao-chi-tuyen-truyen-Phong-chong-tac-hai-thuoc-la-nam-2010/5087909.epi
4. http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/www.nhandan.com.vn/24-tac-pham-bao-chi-doat-giai-tuyen-truyen-ve-phong-chong-tac-hai-thuoc-la/5068206.epi#Tgp6pdoP7Xx9
5. http://tintuc.xalo.vn/00-762080301/trao_giai_thuong_bao_chi_tuyen_truyen_phong_chong_thuoc_la.html
6. http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85192&ChannelID=5
7. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Trao-giai-cuoc-thi-Bao-chi-tuyen-truyen-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-2010/201010/42312.vgp
8. http://news.ndthuan.com/viet-nam/trao-giai-bao-chi-viet-ve-tac-hai-cua-thuoc-la-253219/
9. http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=430067&co_id=30081
10. http://www.congan.com.vn/vie/news/news_printpreview.php?catid=942&id=169076
11. http://cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1317&Style=1&ChiTiet=6476
12. http://www.tonghopbao.com/bao-chi-phong-chong-tac-hai-thuoc-la
13.http://www.baocongthuong.com.vn/Details/xa-hoi/trao-giai-thuong-bao-chi-tuyen-truyen-phong
14. http://www.denthan.com/thamkhao/c15/1303234/trao-giai-thuong-bao-chi-tuyen-truyen-phong-chong-thuoc-la
15. http://news.tintucnet.vn/Tin_Tuc/Phap_Luat_Xa_Hoi/Xa_hoi/Bao_chi_phong_chong_tac_hai_thuoc_la/15/69/15829
16. http://www.xem360.com/news-homepage/detail/id/UZUOMMP/trao-giai-bao-chi-ve-phong-chong-tac-hai-thuoc-la.html?ref=www.cand.com.vn
17. http://baodaklak.vn/channel/3461/201010/Trao-giai-bao-chi-viet-ve-tac-hai-cua-thuoc-la-1963302/
Giải thưởng báo chí viết về đề tài phòng chống tác hại thuốc lá
Vừa qua thêm 4 trong số các nhà báo tham gia Chương trình nâng cao nghiệp vụ báo chí về phòng chống tác hại thuốc lá nhận được giải thưởng báo chí từ cuộc thi Báo chí viết về đề tài phòng chống tác hại thuốc lá. Đó là
- Ngô Phan Nhất Hương (Đài TNVN tại tpHCM),giải nhất thể loại phát thanh
- Ngô Thu Lan(O2TV) giải nhì, thể loại báo hình
- Hoàng Trường Giang (báo Quân Đội Nhân dân) giải nhì, thể loại: Báo điện tử
- Hứa Nhuệ Anh (báo VietnamNet), giải nhì, thể loại: Báo điện tử
Cuộc thi được Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức với tài trợ của Hội Ung thư Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010
From VuThu Tra
Hope all of you like it.
Please click bellow links.
This clip was posted on my facebook and youtube
http://www.facebook.com/?ref=home#!/vuthithutra
http://www.youtube.com/watch?v=n_LFqZcmDn0
Vu Thu Tra
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
“Đừng bóp mũi con bạn, dù chỉ bằng làn khói!”
Nhuệ Anh
Câu chuyện dài về khói thuốc lá trong khí quyển Châu Á TBD đã được “mổ xẻ nhiệt tình” tại APACT 2010.
Hội thảo Châu Á - Thái Bình Dương về Phòng chống tác hại Thuốc lá (APACT 2010) đang diễn ra tại thành phố Sydney (Australia) từ 6-9/10/2010. Đây được đánh giá là một hội thảo quy mô với hơn 600 đại biểu là các chuyên gia hàng đầu thế giới về kiểm soát thuốc lá, các chuyên gia y tế, các nhà khoa học, nhà hoạt động chống thuốc lá… đến từ các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.
Những người đến đây chỉ có chung một tiếng nói: bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.
Tại hội thảo, Việt Nam được đánh giá là nước tích cực trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá, dẫu còn vấp phải không ít trở ngại.
Các báo cáo trong hội thảo bàn về nhiều chủ đề cụ thể xoay quanh tình hình thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) tại Châu Á – Thái Bình Dương: Sự thay đổi, thách thức và những tiến bộ.
Việc thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), chính sách kiểm soát thuốc lá, các hậu quả của thuốc lá liên quan tới đói nghèo và bệnh tật, xây dựng môi trường không khói thuốc, thuế thuốc lá,… là những lĩnh vực được ưu tiên đề cập, thảo luận, tìm giải pháp thúc đẩy những tiến bộ hơn nữa.
Giữa triển lãm báo cáo về tình hình kiểm soát thuốc lá tại các quốc gia trong khu vực, đặc biệt có poster của Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh) và Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS). Trên poster này đã trích nhiều đoạn trong những câu chuyện buồn khi còn nhiều người dân chưa nhận thức được sự nguy hại của khói thuốc, từng được giới thiệu trên VietNamNet. Những tác phẩm báo chí tiêu biểu về đề tài anti-smoking từng ra mắt công chúng trên O2TV, báo Lao Động… sau các dịp hội thảo báo chí do ACS tổ chức cũng được giới thiệu tại đây.
Bên cạnh những bản tham luận công phu được trình bày trong các khán phòng lớn, có những góc nhỏ dành cho những “chiêu” tuyên truyền thú vị và hết sức thực tế về các hình thức cai nghiện thuốc lá: bằng nhạc, thơ; huy hiệu xinh xắn, truyện cổ tích viết lại về ông vua NoSmo-King,… chứa những thông điệp về một thế giới Không thuốc lá. Vai trò của các nhà khoa học thể hiện rõ rệt đằng sau những khám phá mới từ thảo dược dễ kiếm hay việc sản xuất ra thuốc tây nhai, dính, ngậm, ngửi… giúp cai nghiện thuốc lá.
Trong buổi gặp gỡ thân mật sau hội thảo dành riêng cho báo chí, TS Harley Stanton - Chủ tịch Hiệp hội Kiểm soát Thuốc lá Châu Á Thái Bình Dương (2007-2010) nói với các nhà báo Việt Nam: “Hãy để cho con của các bạn được hưởng một bầu không khí trong lành – đó là điều tuyệt vời nhất, nó cũng là lý do để tôi suốt đời theo đuổi công việc này”.
Ảnh: Chủ tịch APACT trò chuyện với các phóng viên VN - Ảnh: Tuấn Dũng
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010
Bài viết của nhà báo Vũ Thu Trà khi tham dự APACT
Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010
Nhà kinh doanh vẫn “phớt lờ” quy định
Những tác hại của việc hút thuốc lá đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo rất nhiều. Các quy định về cấm quảng cáo thuốc lá cũng không phải là ít. Nhưng, người kinh doanh thuốc lá trên địa bàn TP. HCM vẫn “phớt lờ” pháp luật.
Hút và quảng cáo thuốc lá tràn lan…
Mặc dù quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã có hiệu lực từ lâu nhưng bất cứ nơi công cộng nào (từ sân bay, bến xe, công viên, nhà hàng, quán cafe…) của TP. HCM – khói thuốc lá vẫn bay mù mịt.
Phố Đỗ Quang Đẩu – nơi tụ tập rất đông Tây “ba lô” của tpHCM lúc nào cũng nườm nượp khách vào ra. Dọc tuyến phố, đi qua bất kỳ hàng ăn hay quán cafe lớn, nhỏ nào, ta đều bắt gặp cảnh các ông tây, bà đầm ngồi nhâm nhi tách cafe, mắt mơ màng thả hồn theo khói thuốc. Sau khi đã yên vị tại một quán cafe khuất nẻo gần cuối phố, một “mày râu” trong nhóm chúng tôi gọi một bao thuốc lá Ba số 5, bà chủ quán đon đả mời chào: “Quán chúng em tuy không trưng bày thuốc nhưng các anh cứ gọi nhé, loại nào cũng có hết”. Chỉ tay vào chiếc biển khá lớn gắn ngay ở quầy giữa quán, anh bạn tôi hỏi: “Đề biển cấm thế này hút thuốc được không bà chủ?”, chị này vẫn ngọt như mía lùi: “Gắn biển cho vui vậy thôi, các anh cứ hút xả láng!”…
Nhu cầu vẫn lớn như thế, nên nguồn cung ở đây cũng rất phong phú. Nếu như dân ngoài Bắc, các loại thuốc thuộc loại cổ như: Hero, Rubi… không còn phổ biến trên thị trường nữa thì trong này “thượng vàng, hạ cám” đều có tất. TP. HCM còn có cả những phố chuyên bán sỉ thuốc lá như phố Học Lạc, Trần Nhân Tôn… (quận 5), Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản… (quận 1), các phố bán lẻ thuốc lá thì không thể đếm được. Theo ông Trịnh Văn Hiệp, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Sở Y tế TP. HCM, TP hiện có tới 700 doanh nghiệp được cấp phép bán lẻ thuốc lá, 51 cơ sở bán buôn và hàng ngàn điểm bán lẻ. Đáng buồn là có tới trên 93% các doanh nghiệp và các điểm bán buôn, bán lẻ thuốc lá vi phạm về quy định quảng cáo thuốc lá.
Cụ thể, ông Hiệp cho hay, các cửa hàng quảng cáo thuốc lá rất tinh vi bằng cách: “biến” cả cửa hiệu của mình thành bao thuốc lá (sơn cửa hiệu, thiết kế cửa hiệu giống hình một bao thuốc mang nhãn hiệu nào đó); các doanh nghiệp thì quảng cáo, tiếp thị dưới mọi hình thức (tặng người bán dù che, xe đẩy, tủ bán… mang hình dáng và nhãn hiệu của hãng thuốc). Ngay đến hệ thống các quầy, kệ bán hàng trong các siêu thị của TP cũng nhan nhản các hình ảnh, poster sản phẩm thuốc lá. Thậm chí, có doanh nghiệp ở TP còn “bổ sung” thêm cả dịch vụ “cung cấp nhân viên tiếp thị, quảng cáo thuốc lá”. Ngoài ra là một loạt các chương trình khuyến mại, đại loại như: trúng thưởng nhà, xe máy khi mua thuốc lá với những lời lẽ rất hấp dẫn “mua càng nhiều trúng càng nhiều”, rồi “mua 5 bao thuốc, tặng một hộp quẹt”…
Không chỉ thế, các hãng thuốc lá còn sẵn sàng tặng miễn phí hoặc giảm giá các sản phẩm để “lấy lòng” các thượng đế. Điển hình nhất là hãng thuốc lá Craven. Tại không ít các quán cafe trên địa bàn TP, chỉ cần đến uống cafe, khách hàng sẽ được hút miễn phí thuốc lá. Một đại lý thuốc lá trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 còn cho hay, loại thuốc lá Craven của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn đang giảm giá nên bà bán rất chạy loại thuốc này (mỗi gói thuốc lá Craven “A” xé lẻ 6 điếu bà lấy vào 4000 đồng, nhưng bán được 5000 đồng/gói). Ngoài loại thuốc lá kể trên, quầy hàng của bà trưng bày rất nhiều loại thuốc khác vì theo bà cho biết: “Khách hàng rất đa dạng, nếu mình trưng bày ít mặt hàng quá họ sẽ không tới nữa…”.
Tìm hiểu một loạt các quầy hàng di động ở khu phố này, chúng tôi được biết, không cần mất quá nhiều vốn, trang thiết bị (từ xe đẩy, tủ bán thuốc lá, dù che, hộp quẹt…) được trang bị tận răng nên các tư thương ở đây tỏ ra rất hồ hởi kinh doanh loại mặt hàng hiện bị coi là “nhạy cảm” và được khuyến cáo “không nên sử dụng” này.
Không chỉ thế, một chủ quầy thuốc khác trên phố này còn tiết lộ: “Ngoài trang bị các xe đẩy, quầy bán…, hãng thuốc lá Ba số còn tặng mỗi cửa hàng từ 3-5 cây thuốc lá/tháng (trị giá khoảng 600.000 – 1.000.000 đồng) nên ai mà chẳng ham…”.
Chưa thể kiểm soát được…
Vẫn biết là các doanh nghiệp và tư thương lợi dụng các khe hở của luật pháp để “lách”, nhưng vì các quy định chưa rõ ràng, lực lượng còn mỏng… nên thành phố đành “bó tay” đứng nhìn – ông Trịnh Văn Hiệp buồn bã chia sẻ với chúng tôi. Ông Hiệp cũng cho hay, mặc dù, TP cũng đã đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá , cũng như phổ biến các quy định về lĩnh vực này đến người dân nhưng không hiểu vì lý do gì, họ vẫn “phớt lờ” tất cả. “Nhưng chúng tôi sẽ vẫn phải làm, dù rất khó khăn” – ông Hiệp khẳng định.
Ông Hiệp cho biết, trước thực trạng loạn quảng cáo thuốc lá trên địa bàn TP, các ban ngành của địa phương đã họp nhiều lần và thống nhất chủ trương: Trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Đặc biệt tập trung mạnh vào các doanh nghiệp sản xuất và bán buôn. Khi đã thấm nhuần tư tưởng rồi mà các doanh nghiệp vẫn vi phạm, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ sẽ có biện pháp xử lý cụ thể (vi phạm lần thứ đầu chỉ nhắc nhở, lần thứ hai sẽ tiến hành xử phạt, nếu vẫn tiếp tục vi phạm sẽ xử lý nặng hơn, thậm chí đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự).
Kết ngắn
Mặc dù đã đề ra cả một lộ trình để thực thi các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nhưng, có “phòng” và “chống” thuốc lá, hay “dẹp được loạn quảng cáo thuốc lá” hay không vẫn còn là một câu chuyện rất dài. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng TP HCM sẽ tiên phong giải quyết được vấn nạn này, dù là rất mong manh./.
ACS và VINACOSH trao bằng khen cho các nhà báo đoạt giải
Doanh thu tăng nhờ cấm hút thuốc
Trong suốt 5 năm áp dụng chính sách không khói thuốc, doanh thu của khách sạn New Epoch, Q3, TP HCM, liên tục tăng 30-40% so với khi chưa áp dụng quy định này.
New Epoch là một trong 22 khách sạn hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Y tế TP HCM trở thành khách sạn không khói thuốc. 80 phòng của khách sạn này hiện nay chỗ nào cũng treo biển cấm hút thuốc, chỉ có 10 phòng trên cùng là dành cho khách nghiện thuốc không bỏ được.
“Tại New Epoch giờ đây, với hệ thống nhà hàng ở sảnh dưới, hút thuốc lá là cấm kỵ hoàn toàn”, ông Nguyễn Phát Thảo, giám đốc khách sạn New Epoch nói.
Năm 2005, Sở Y tế TP HCM bắt đầu có ý tưởng kêu gọi các nhà hành và khách sạn hạn chế thuôc lá. Ông Nguyễn Phát Thảo, giám đốc khách sạn New Epoch, cho hay ý tưởng khách sạn không khói thuốc đến với ông sau khi ông được bạn bè công tác tại Sở Y tế thành phố giải thích về tác hại của khói thuốc lá.
Thoạt đầu, ông Thảo thấy cái ý tưởng này kỳ cục. Làm dịch vụ mà không thuốc lá thì ai vào? Bán thuốc cũng có tiền đấy chứ? Là người hay lật ngược vấn đề, ông mường tượng: “Nếu New Epoch làm được điều này thì 1 năm tiết kiệm được khoảng 10-15% chi phí diêm quẹt, bật lửa, gạt tàn, chi phí hút mùi, giặt thảm.
“Không hút thuốc cũng đồng nghĩa với việc có thêm hợp đồng làm event của Sở Y tế, Sở Tài nguyên môi trường, đặc biệt là đám cưới và lễ thôi nôi- các đám này cũng đang rất muốn có môi trường trong sạch và cắt giảm chi phí thuốc lá.
“Chỉ cần thu hút được vài đoàn khách như vậy là doanh thu khách sạn cũng phải tăng chừng 20-30%”- ông Thảo tính tóan.
Bài tính của ông Thảo chính xác. Cho đến thời điểm này khách sạn của ông Thảo đã duy trì nghiêm lệnh không hút thuốc lá được 5 năm mà doanh thu năm nào cũng tăng.
Ba tháng đầu tiên thực hiện lệnh cấm này, ông Thảo nhớ lại, khách cảm thấy vô cùng khó chịu. Doanh thu khách sạn giảm xuống do một số khách bỏ đi, phần nữa là không có lợi nhuận do bán thuốc lá đem lại.
Nhưng New Epoch vẫn kiên trì. Sau 3 tháng đó, tự nhiên các hợp đồng tổ chức sự kiện cứ đổ về, các đoàn khách nước ngoài cũng ghé đến ngày một đông.
“Tôi hết run vì con đường mình chọn đúng”, ông Thảo kể.
Con đường nói không với thuốc lá đối với những người như ông Thảo cũng khá dài và gian nan. Vốn là giáo viên giảng dạy bộ môn khách sạn của trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn, ông kể ông là người nghiện thuốc từ năm 17 tuổi.
“Khi ở trong quân ngũ, tôi đốt không biết bao nhiêu điếu thuốc, khói thuốc ám vàng cả ngón tay.
“Chuyển ngành về giảng dạy cho sinh viên, thói quen hút thuốc không bỏ được. Có những đêm soạn giáo án, tự tay tôi phải bưng gạt tàn đi đổ vài lần. Càng làm, càng tiếp khách nhiều, càng không bỏ được thuốc”, ông Thảo nói.
Khi hiểu được tác hại của thuốc lá, rồi như bắt được cơ hội, ông Thảo tự răn mình bỏ thuốc.
Cho đến bây giờ, cứ ở đâu mời đi nói chuyện về mô hình khách sạn không khói thuốc là ông Thảo vui vẻ nhận lời.
Anh Trần Văn Châu, nhân viên quản lý nhà hàng ở đây cho biết khách sạn có nơi dành cho hút thuốc, nhưng điều đó vẫn có nghĩa là không khuyến khích hút thuốc vì không gian dành cho hút thuốc chật chội, không điều hòa, không thảm, không ghế ngồi, thậm chí không cửa sổ, chỉ duy nhất có cái quạt hút gió chạy vè vè.
“Với cái nóng của Sài Gòn thì chẳng có thực khách nào đủ can đảm để đứng đó hút một điếu thuốc”, anh Châu giải thích.
“Chỗ chúng em là vậy đó, muốn hút thuốc thì phải chịu cực. Em mắc bệnh hen nên rất sợ mùi thuốc. Biết khách sạn ở đây không sử dụng thuốc lá em mới dám đưa đơn xin vào làm”, chị Trần Thị Mỹ Hạnh, nhân viên phục vụ trong khách sạn nói.
“Ngoài sự nỗ lực tập trung vào một số nhà hàng, khách sạn ở TP HCM, chúng tôi mong muốn việc cấm quảng cáo thuốc lá cần được làm nghiêm vì chính quảng cáo thuốc bừa bãi đang góp phần làm cho mọi người tiếp tục hút thuốc lá”, bác sĩ Trịnh Văn Hiệp, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe, Sở Y tế tpHCM cho hay.
Theo các nghiên cứu thì 1 người hút thuốc lâu năm có tuổi thọ ngắn hơn người không hút thuốc từ 15-20 năm. Ở VN, những người chết vì ung thư họng, phổi có liên quan đến thuốc lá đều ở độ tuổi trung niên, độ tuổi đang là chỗ dựa cho gia đình và đóng góp cho xã hội được nhiều nhất.
“Đã đến lúc Việt Nam cần có một bộ luật đầy đủ về phòng chống tác hại của thuốc lá để triển khai rộng rãi ra các nhà hàng, khách sạn, công sở, nơi vui chơi giải trí và từng người dân”, ông Charles Smiths, chuyên gia của Hội Ung thư Hoa Kỳ nói.
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
Khói thuốc vẫn mù mịt trong... “vùng cấm”
Ngọc Dung
Khói thuốc vẫn nhả đều tại hầu hết các điểm cấm sau hơn 9 tháng thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Bộ Y tế tiếp kiến nghị mạnh mẽ việc thay đổi các hình thức xử phạt để giảm thiểu số người hút thuốc lá.
Chục mét... 7 cửa hàng thuốc lá!
Dọc khu phố Tây (phố Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM) người ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng bày bán đủ loại thuốc lá nội, ngoại, thậm chí cả thuốc lá lậu. Nói là cửa hàng nhưng thực ra chỉ là những quầy thuốc lá lưu động án ngữ ngay trên vỉa hè đông người qua lại.
Khu vực khách sạn Viễn Đông (phố Phạm Ngũ Lao) khoảng hơn chục mét nhưng có đến 7 quầy thuốc lá với cách bày bán và chủng loại khá giống nhau.
Bước vào một quầy nhỏ nằm sát khách sạn Viễn Đông, tôi nhận được sự niềm nở của chị bán hàng tên Vân. Thấy tôi nói muốn thuốc lá cho người thân, chị Vân liền “tư vấn” cho tôi 3- 4 loại thuốc lá mà theo lời chị là “rất thơm và nhẹ, dịu”. Nhưng khi nhìn quầy hàng lèo tèo vài bao thuốc tôi thắc mắc : “Chắc ở đây chỉ bán thuốc lẻ đúng không?”. Chị Vân nhìn tôi thoáng chút hoài nghi nhưng cũng gật đầu “Khách chủ yếu mua lẻ, khách “ta” thì mua một vài điếu còn khách “tây” thì bán cả bao. Nếu em mua nhiều cũng có nhưng phải đợi hơi lâu”. Sau một hồi trò chuyện tôi từ chối khéo rồi hẹn gặp chị sẽ quay lại mua thuốc sau.
Đem thắc mắc về mấy bao thuốc lá ngoại không có tem được bày bán ngang nhiên ở các quầy thuốc lá về khách sạn tôi nhận được sự giải đáp nhiệt tình của anh Nguyễn Thanh P., nhân viên Khách sạn Viễn Đông. Là một người “nghiền” thuốc lá anh P. cho biết, đấy là hàng lậu và đối tượng của những bao thuốc lá không tem này thường là khách Tây.
Theo anh P., bản thân anh mỗi ngày cũng “tiêu thụ” đến gần 30 chục điếu thuốc lá, phần lớn lượng thuốc này được mua ở những hàng bán thuốc lưu động gần khách sạn. Khi tôi hỏi thêm về lời cảnh báo trên bao thuốc thì anh P. trả lời luôn: “Nhìn hình ảnh thì sợ chứ mấy lời cảnh báo này thì nhằm nhò gì!”.
Cấm cứ cấm, hút cứ hút
Theo khảo sát của Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Trường ĐH Y tế Công cộng, thực trạng vi phạm qui định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá diễn ra phổ biến (vi phạm 95% các quy định của Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của LHQ mà Việt Nam đã ký). Nhiều quán cà phê, giải khát vẫn quảng cáo thuốc lá, nhiều băng rôn khẩu hiệu in tên nhà tài trợ là hãng thuốc lá.
Theo ông Lý Ngọc Kính, chuyên gia của Chương trình Quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), quy định hiện hành về cấm quảng cáo thuốc lá của VN còn nhiều kẽ hở như chưa cấm trưng bày, chưa cấm hoàn toàn tài trợ...
Cũng theo ông Kính, ngay cả quy định xử phạt về hành vi hút thuốc lá tại các nơi công cộng và nơi làm việc trong nhà có hiệu lực hơn 9 tháng nay nhưng các đoàn thanh tra chưa xử lý được một trường hợp vi phạm nào. Lý do là đội ngũ được giao quyền xử phạt như thanh tra chuyên ngành y tế, dược lại quá mỏng. Trong khi lực lượng có thể quán xuyến công việc tốt nhất là cán bộ nhân viên của từng cơ quan, bảo vệ của cơ quan… lại không được giao quyền xử phạt mà chỉ được phép nhắc nhở nếu phát hiện hành vi vi phạm. Ngay cả quy định cụ thể về việc xử phạt như thế nào, biên lai thu phạt ra sao, tiền phạt nộp vào đâu... đến thời điểm này cũng chưa có.
Nhiều người kinh doanh thuốc lá thừa nhận, suốt thời gian bán hàng chưa bao giờ thấy thanh, kiểm tra về quảng cáo thuốc lá của cơ quan chức năng tại cửa hàng của họ, cũng như chưa bao giờ có ai nhắc nhở, xử phạt về quảng cáo thuốc lá trong trường hợp vi phạm. Chính vì những kẽ hở này nên các công ty kinh doanh thuốc lá đã lách luật, đầu tư trực tiếp cho những người bán lẻ thuốc lá, tạo điều kiện cho người bán lẻ trở thành nhân viên quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm thuốc lá của họ.
Ông Kính cho biết thêm, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành sử đổi quy định về xử phạt hành vi hút thuốc lá để các địa phương, bộ ngành có cơ sở xử phạt. Tuy nhiên theo ông Kính, vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành quy định. Để làm được điều này vẫn cần phải có thời gian tuyên truyền và một chế tài xử phạt đủ mạnh.
Theo điều tra của WHO, hàng năm tại Việt Nam có trên 40.000 người chết vì thuốc lá, chưa kể số người tử vong do hút thuốc thụ động, 80% số bệnh nhân ung thư phổi do sử dụng thuốc lá, tiêu tốn trên 800 tỷ đồng/năm để điều trị những bệnh do thuốc lá gây ra. Theo các chuyên gia y tế, hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca tử vong có thể tránh được và là nguyên nhân thứ nhì gây tử vong, sau ung thư.
Ảnh: Hút thuốc lá trong khuôn viên Bệnh viện (Ảnh chụp tai BV K, Hà Nội)
Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010
Hút thuốc lá tràn lan, khách sạn vẫn 3 sao!
Thu Trà
Tại một khách sạn 3 sao nổi tiếng ở quận 1, TP.HCM, hàng ngày các nhân viên, nhất là những người dọn phòng phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật do thuốc lá gây ra. Ở đây, 95% khách lưu trú hút thuốc trong phòng nghỉ.
Một lúc phải hít hai loại mùi
Vì nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện đi lại, nên khách sạn V rất đông khách, kể cả vào thời điểm không phải mùa du lịch. Nhưng chính trong sự ăn nên làm ra này mà không ít nhân viên đang phải đối mặt với nguy cơ cao của các căn bệnh do khói thuốc lá gây ra.
Chị Loan, người chịu trách nhiệm dọn phòng ở tầng 4 cho chúng tôi xem những giá để đồ có khá nhiều bao thuốc lá của Việt Nam và nước ngoài do khách để quên.
Chị Nguyễn Thị Minh, nhân viên dọn phòng, có thâm niên làm việc ở khách sạn 7 năm, cho biết: hầu như ngày nào các chị cũng nhặt được những bao thuốc lá đang hút dở, vỏ bao hoặc cả bao nguyên trong phòng khi khách đã trả phòng. Kèm theo đó là việc dọn dẹp những đầu mẩu thuốc lá nhiều khi vương vãi khắp nơi.
Theo kinh nghiệm của chị Nguyễn Thị Minh và chị Hà Minh Nguyệt, khách lưu trú là người Việt Nam thường hút nhiều, hút ngay trong phòng và ít khi dụi tàn thuốc lá vào gạt tàn. Còn khách nước ngoài chỉ hút ở ngoài hành lang.
Chị Minh kể có những lần bị cảm giác như xây xẩm mặt mày khi dọn phòng có nhiều đầu mẩu và tàn thuốc lá. Chị bảo cứ tưởng tượng mà xem, họ (khách lưu trú) đóng kín cửa phòng rồi hút hết điếu này đến điếu khác. Khói thuốc không thoát ra ngoài nên ám hết vào các đồ vật trong phòng. Lúc đấy, nhân viên dọn phòng phải dùng đến máy khử mùi.
“Đã bao giờ cô ngửi thấy mùi khí của máy khử mùi chưa, nó khó chịu không kém gì mùi ám của thuốc lá”, chị Nguyệt nói thêm.
Trao đổi với một số nhân viên buồng phòng của khách sạn, được biết họ hiểu rất rõ về sự nguy hiểm của khói thuốc thụ động, nhưng không thể tránh được. Có nhiều chị còn tặc lưỡi, âu nó cũng là cái nghề để kiếm cơm, cứ kệ như thế đi.
Điều đáng nói là dù ở các góc của hành lang khách sạn đều đặt thùng đựng đầu mẩu thuốc lá, song cái nào cũng sạch như chùi. Biển "không hút thuốc lá" dường như chỉ được treo ở phòng ăn của khách sạn.
Vẫn hút thuốc nhiều vì...quảng cáo vẫn tràn lan?
“Tôi biết thuốc có hại chứ, cũng bỏ được một thời gian rồi đấy, nhưng buổi tối đi công chuyện, vào quán uống cà phê, thấy mấy cô quảng cáo thuốc lá mời ngọt quá nên không đừng được, hút đại một điếu, thế rồi nghiện lại, không thể bỏ được”, ông Trần Huy Hải, người Đà Nẵng, đang lưu trú tại khách sạn, đứng hút thuốc ở hành lang, cho biết.
Thực tế cho thấy mặc dù đã bị cấm nhưng quảng cáo thuốc lá vẫn đang xuất hiện một cách ngày càng tinh vi. TS.Lý Ngọc Kính, chuyên gia cấp cao, VINACOSH, đưa ra thông tin có 5 vi phạm thường thấy trong quảng cáo thuốc lá. Đó là trưng bày trên 1 bao chiếm 91,5%; xe đẩy, có logo chiếm 41,5%; quang cáo thuốc lá có nhiều loại hương vị chiếm 20,5%; mẫu sản phẩm có nhiều màu sắc, hoa văn bắt mắt chiếm 19,5%; hai bao dính liền chiếm 15,9%.
Bác sĩ Trịnh Văn Hiệp - Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khoẻ TP.HCM khi trao đổi với báo chí tại Chương trình Nâng cao nghiệp vụ báo chí và phòng chống tác hại thuốc lá do Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) và Chương trình Quốc gia Phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH, Bộ Y tế) tổ chức, đã thẳng thắn chỉ ra rằng thuốc lá là loại sản phẩm có hại nên rõ ràng cần cấm quảng cáo thuốc lá một cách toàn diện mới giảm bớt được mọi biến tưởng.
Những thông tin trên không lý giải được việc khách sạn 3 sao nói trên có nhiều khách hút thuốc trong phòng, nhưng cũng phần nào cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc tràn lan vẫn là việc vi phạm quảng cáo sản phẩm thuốc lá chưa được xử lý nghiêm.
(Do yêu cầu, tên một số nhân viên khách sạn đã được thay đổi)
Chú thích ảnh: Trong giá để đồ của nhân viên buồng phòng có cả thuốc lá do khách để lại (ảnh: Vũ Thu Trà)
Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010
Cấm quảng cáo thuốc lá còn nửa vời
Do quy định cấm quảng cáo thuốc lá không toàn diện, hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh đang có vô vàn biến tướng của quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty thuốc lá.
Tại hội thảo phòng chống tác hại thuốc lá vào ngày 21/9 do Chương trình Phòng chống Tác hại Thuốc lá Quốc gia (VINACOSH) và Hội Ung thư Hoa Kỳ tổ chức, BS. Trịnh Văn Hiệp – Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM, cho biết: riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhãn hiệu thuốc lá được in thoải mái trên các sản phẩm không phải thuốc lá như dù, mũ, quần áo, các hộp treo tường trưng bày thuốc lá, quầy kệ, trang phục, tờ rơi, áp phích, xe đẩy, quầy bán; sản phẩm thuốc lá còn được công khai quảng cáo nhẹ, êm, dịu, thậm chí có doanh nghiệp còn không giấu giếm: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe – Cứ đơn giản đi!”….
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốc lá sẽ làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá đến 7,4%, còn việc cấm một phần sẽ không mang lại một hiệu quả nào.
Ông Lý Ngọc Kính, chuyên gia của VINACOSH nói qui định hiện hành về cấm quảng cáo thuốc lá của Việt Nam còn nhiều kẽ hở: định nghĩa quảng cáo thuốc lá chưa rõ, chưa cấm trưng bày, chưa cấm hoàn toàn tài trợ theo Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO (FCTC).
Việt Nam vẫn chấp nhận cho phép các công ty thuốc lá tài trợ nhân đạo không gắn với quảng cáo các sản phẩm thuốc lá hoặc tên tuổi, hình ảnh các công ty thuốc lá (các quỹ từ thiện, giáo dục, các dự án cộng đồng…), ông Lý Ngọc Kính cho biết. Trong khi đó, FCTC nói rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc ngành thuốc lá phải được cấm như một hình thức của quảng cáo – khuyến mại – tài trợ.
Theo thống kê của Sở Công thương TP.HCM, hiện thành phố có hơn 700 doanh nghiệp được cấp phép bán lẻ, 51 doanh nghiệp được cấp phép bán buôn, ngoài ra có hàng chục ngàn điểm bán lẻ cố định, di động. Ngành thuốc lá TP HCM thu về 10.000 tỷ/năm.
Xử phạt quảng cáo mới chỉ dừng lại ở điểm bán buôn, chứ chưa đủ nguồn lực xử lý vi phạm ở điểm bán lẻ, như: tạp hoá, café, xe dù, xe đẩy có bán thuốc lá, theo ông Trịnh Văn Hiệp.
An Quý
Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010
Tham khảo một số bài viết về thuốc lá của đồng nghiệp nước ngoài
San Francisco Chronicle
6/11/2009
Victoria Colliver
Các dược sĩ đã đấu tranh cho một quy định của San Fransisco là biến thành phố này trở thành thành phố đầu tiên cấm bán thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác tại các hiệu thuốc.
Hiện tại, ông Stuart Skorman tại San Fransisco, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng dược nhãn hiệu Elephant Pharmacy bán thuốc điều trị không theo phương pháp truyền thống muốn các hiệu dược phẩm là nơi duy nhất bán thuốc lá.
Skorman, người hôm thứ 5 vừa rồi khai trương một tổ chức phi chính phủ có tên gọi là HealthyPharmacies.org để quảng bá ý tưởng của ông, tin rằng hạn chế bán thuốc lá điếu cho các hiệu dược phẩm sẽ không kiểm soát được không những việc phân phối và bày bán sản phẩm mà còn không cho các cửa hàng dược phẩm có cơ hội tư vấn cho khách hàng về việc bỏ thuốc lá.
Ý tưởng này cũng ngăn ngừa trẻ em đi mua thuốc lá điếu từ một người bán không kiểm tra chứng minh thư, ông nói.
"Ngăn ngừa trẻ em từ 12 tuổi tiếp xúc với thuốc lá có thể cứu nhiều sinh mạng và tiết kiệm hàng tỉ đô la cho hệ thống chăm sóc sức khỏe," ông nói.
Skorman vận động thử nghiệm ý tưởng này tại một số thành phố và sau đó so sánh tác động của nó đối với tình trạng hút thuốc ở đây với những nơi cấm bán thuốc lá tại các hiệu dược phẩm. Ông nói ông đã thảo luận với các quan chức thành phố là những người quan tâm tới ý tưởng này, nhưng không nêu tên các thành phố.
"Nếu hạn chế phân phối và hạn chế việc bày bán những sản phẩm nguy hiểm cho sức khỏe con người sẽ giảm được hút thuốc lá trong cộng đồng, chúng tôi tin rằng những người bán thuốc sẽ rất vui lòng được tham gia chương trình này”, ông nói.
Vấn đề là gì? Phần lớn các dược sĩ và các chuyên gia y tế được phỏng vấn trong bài báo này lại cho rằng ý tưởng này nói toạc ra là thiếu lành mạnh.
"Nó nói rằng các dược sĩ kinh doanh thuốc chữa bệnh nên bán cả các sản phẩm gây bệnh nữa", TS Stanton Glantz, một giáo sư về y học và là giám đốc của Trung tâm UCSF về Nghiên cứu và Giáo dục về Kiểm soát thuốc lá, nói.
Glantz nói đề xuất của Skorman đặt ra xung đột cố hữu về lợi ích - không chỉ với các dược sĩ và những người hành nghề khám chữa bệnh mà lại đi bán các sản phẩm có hại cho sức khỏe, mà cả với những người đang cố gắng nói chuyện với khách hàng của họ về việc mua các sản phẩm lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của họ.
Dược sĩ Fred Mayer, quận Marin, làm việc tại Hội đồng Dược về Thuốc lá, gọi ý tưởng của Skorman là "tồi tệ" và nói rằng các dược sĩ không nên rao bán sản phẩm có hại cho sức khỏe của người dân. .
San Francisco, nơi bắt đầu thực hiện quy định bắt buộc mang tính đột phá kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, vẫn đang đấu tranh với những thách thức mang tính pháp lý đối với lệnh cấm này. Phiên toàn kháng cáo thứ 9 tại San Francisco trong tháng 9 đã tán thành lệnh cấm, bác bỏ tuyên bố của hãng Philip Morris rằng quy định này vi phạm tự do ngôn luận, thế nhưng một phiên tòa kháng cáo của tiểu bang đang cân nhắc sự tham gia của một luật sư riêng theo đề nghị của các cửa hiệu Walgreens.
Trong khi đó, nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ, trong đó có Boston, Needham, Mass., và Uxbridge, Mass, đã theo gương San Francisco trong viêc cấm bán thuốc lá trong các hiệu dược phẩm. Hội đồng thành phố Richmond đã thực hiện một bước trong tuần này để trở thành thành phố thứ hai của California cấm bán thuốc lá từ các cửa hiệu dược phẩm, nhưng quy định này còn cần được phê duyệt lần cuối.
TS. Jeff Ritterman, công tác tại Hội đồng thành phố Richmond và là một bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Kaiser cho rằng quan điểm của Skorman gây sự chú ý, nhưng ông không nghĩ đó là giải pháp cuối cùng bởi vì có những khó khăn trong việc chuyển các sản phẩm thuốc lá ra khỏi tay các nhà bán lẻ.
"Tôi nghĩ rằng đó là một cách nghĩ sáng tạo về vấn đề này và chúng ta cần có nhiều ý tưởng sáng tạo về vấn đề này nữa”, Ritterman said.
Smoking plan
For more information, go to www.healthypharmacies.org.
Hàng trăm trường hợp bị phạt do hút thuốc lá trên xe kể từ khi áp dụng luật mới
NEWS.com.au – Australia
ELISSA DOHERTY
8/11/2009
Hơn 400 người đã bị phạt do hút thuốc lá trong ô tô có trẻ em ở Nam Australia kể từ khi luật gây tranh cãi về thuốc lá bắt đầu được áp dụng.
Bang này đã đi đầu quốc gia trong việc áp dụng luật cấm hút thuốc lá trong xe ô tô khi có mặt trẻ duới 16 tuổi kể từ tháng 5 năm 2007, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng hút thuốc lá thụ động.
Kể từ đó, cảnh sát dã xử phạt 317 người và cảnh cáo 85 người khác. Người vi phạm bị phạt tạichỗ 75 đô la Úc và nếu bị đưa ra tòa thì phải nộp phạt tối đa 200 đô la Úc.
Một phụ nữ mới đây đã bị quy tội vi phạm luật tại New South Wales chỉ 3 tháng ngay sau khi luật có hiệu lực.
Một bài báo của tạp chí Kiểm soát Thuốc lá đề cập thái độ của công chúng đối với luật này nói rằng hút thuốc lá trong ô tô “rất nguy hiểm” đối với người hút và đối với cả những người khác nữa.
Với nhan đề “Thái độ của công chúng đối với luật về xe tư nhân không khói thuốc: đánh giá tóm tắt”, bài báo nói mức xử phạt đối với trường hợp đặc thù có thể cao như phạt tại một quán có khói thuốc và cao hơn nhiều so với đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
"Các con số thống kê chỉ ra rằng trẻ em phơi nhiễm với hút thuốc thụ động sẽ có nhiều khả năng bị các bệnh về đường hô hấp dưới, hội chứng đột tử sơ sinh, các bệnh về tai và nhiều triệu chứng của hen suyễn", TS. Brenda Wilson, làm việc tại…., nói. "Chúng cũng sẽ dễ trở thành những người hút thuốc sau này.
"Do đó, điều cực kỳ quan trọng là trẻ em không bị phơi nhiễm với những nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động, đặc biệt là trong xe ô tô.
"Trong khi mục đích chính của lệnh cấm là bảo vệ trẻ em khỏi tác động xấu của hút thuốc lá thụ động, chúng tôi phát hiện ra rằng quy định pháp lý mới này đã thúc đẩy nhiều người cân nhắc bỏ thuốc lá và giảm tiêu thụ thuốc lá – đây là một kết quả tuyệt vời".
Tiến sĩ Jane Lomax – Smith, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về chất gây nghiện nói bà rất vui khi thấy thông điệp về không khói thuốc phát huy tác dụng.
"Năm 2008, 82% số ô tô (từ các hộ gia đình có con từ 14 tuổi trở xuống ) đã thực hiện xe không khói thuốc, một sự cải thiện đáng kể so với con số 73% của năm 2007”, bà nói.
"Chính quyền bang quan tâm nghiêm túc tới viêc cải thiện sức khỏe của nguời dân Nam Úc, và cấm hút thuốc trong xe ô tô khi có mặt trẻ em chỉ là một trong những biện pháp chúng tôi đang thực hiện nhằm giảm số ca bị bệnh và tử vong do nguyên nhân liên quan tới thuốc lá.
"Tôi khuyến khích tất cả những người đang hút thuốc lá suy nghĩ về tác động mà hút thuốc gây ra cho sức khỏe của họ và cho cuộc sống của gia đình và những người thân yêu của họ”.
Để có thêm thông tin làm thế nào để bỏ thuốc lá, hãy gọi Quitline on 13QUIT (13 78 48).
Những người hút thuốc lá lựa chọn làm ngơ luật tấn công thói quen của họ
Cape Argus – Nam Phi
SIPOKAZI MAPOSA
4/11/2009
Luật mới chống thuốc lá cứng rắn đã không tác động tới được những người hút thuốc lá đang tiếp tục nhả khói ở các quán rượu và câu lạc bộ tại Cape Town.
Những điểm được sửa đổi đối với Luật Kiểm soát Thuốc lá có hiệu lực kể từ ngày 4 tháng 9,cấm hút thuốc tại các khu vực giải trí, trong đó có câu lạc bộ, quán bar, vỉa hè, sân và nơi đi bộ, ban công và thậm chí cả các nhà để xe.
Các điểm sửa đổi cũng cấm hút thuốc trong xe ô tô có trẻ em dưới 12 tuổi và cấm những người bán lẻ thuốc lá được bán bánh kẹo và sô cô la.
Trong khi một số người hút thuốc và chủ nhà hàng tuyên bố không quan tâm tới luật mới này, những nguời khác lại thừa nhận rằng họ biết về luật này và các hậu quả nếu bị tóm được khi đang vi phạm.
Một cuộc khảo sát nhanh do Cape Argus thực hiện cho thấy rằng có nhiều điểm giải trí vẫn cho phép mọi người nhả khói trên đường đi bộ, trên sân nhà và cả ban công, trong khi những nơi khác thậm chí cho phép khách hàng quen được hút trong nhà.
Paul van Staden ở Pretoria, người hút thuốc bên ngoài quán cà phê Red Moon ở phố Long nói anh biết rõ những quy định mới, nhưng anh bỏ qua nó vì nó “chống” lại người hút thuốc lá.
"Tôi biết nó, nhưng tôi thấy nó không cần. Những người hút thuốc lá đang là mục tiêu…Chính quyền nên chú ý tới những vấn đề lớn hơn như buôn lậu dược phẩm, và nạn mại dâm thay vì tiêu phí nguồn lực vào những người hút thuốc lá”, anh nói.
David Stewart, làm việc tại Bo-Kaap, cũng đồng quan điểm với Van Staden.
"Tôi nghĩ rằng những người hút thuốc lá cần được tham gia ý kiến vào luật này khi nó đang được soạn thảo", anh nói thêm.
Một khách du lịch Ireland là Laura Brennan, người hút thuốc bên ngoài Dubliner tại quán Kennedy's ở phố Long, nói cô không biết về việc luật đã được sửa đổi và không có quán xá nào nói với cô các quy định mới này”.
"Ở Ireland quy định trong nhà không được hút thuốc, nhưng tôi nghĩ rằng điều này vẫn khá hợp lý khi chính phủ Nam Phi cấm hút thuốc trong các nhà hàng và quán rượu bởi vì hút thuốc thụ động có thể chọc tức những người không hút thuốc," chị nói.
Một quản lý tại quán Red Moon nói phần lớn các doanh nghiệp cho rằng luật mới gây lẫn lộn”."Tôi không hiểu tại sao hút thuốc ngoài đường lại là tội ác.
"Trong quán cà phê của tôi, khách hàng hút thuốc ngoài hành lang nhìn ra ngoài trời ở cả ba phía. Không ai bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thụ động cả" , ông nói và bổ sung thêm rằng ông không thể làm gì để khách hàng dừng hút thuốc lá.
"Phần lớn mọi người đến quán cà phê của tôi là những người hút thuốc…Nếu tôi nói với họ đừng hút thuốc ở bên ngoài, điều đó có nghĩa là việc kinh doanh của tôi cũng chấm dứt luôn", ông nói.
Một quản lý tại quán bar Purple Turtle, nơi có những người hút thuốc lá trong nhà, nói mặc dù quán của anh cũng đã thay đổi và tuân thủ luật, các nhà kinh doanh như anh sẽ phải vật lộn để tồn tại nếu họ không cho phép khách hàng hút thuốc lá.
Giám đốc y tế thành phố -TS Ivan Bromfield nói thành phố đang giám sát việc thực thi luật rất sát sao.
Thực hành viết lead
Khói thuốc vẫn nhả đều tại hầu hết các điểm cấm sau hơn 9 tháng thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Bộ Y tế tiếp tục kiến nghị mạnh mẽ việc tăng thuế thuốc lá, thay đổi các hình thức xử phạt để giảm thiểu số người hút thuốc lá.
Vu Ngoc Dung (Người Lao động)
Khách sạn không khói thuốc
Là một trong 22 khách sạn hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Y tế trở thành khách sạn không khói thuốc, ông Nguyễn Phát Thảo, GĐ khách sạn New Epoch, Q3, TP HCM cho biết, 5 năm áp dụng “khách sạn không khói thuốc”, doanh thu của công ty liên tục tăng 30-40% so với khi chưa áp dụng quy định này.
Thanh Thủy (Khoa học và Đời sống)
Làm sao để người lính nói không với khói thuốc!
Tôi gặp bác sĩ Trịnh Văn Hiệp trong một hội thảo phòng chống tác hại thuốc lá ở Sài Gòn. Anh kể cho tôi, lớp quân nhân sau anh ngót 30 năm (bác sĩ Trịnh Văn Hiệp nhập ngũ năm 1978) nghe câu chuyện về thuốc lá trong cuộc sống của người lính của đơn vị sư 5, quân khu 7 những ngày tháng ở đất nước Campuchia. Ngày đó thuốc lá là thứ xa xỉ ở Việt Nam nhưng lại vô cùng phổ biến ở nước bạn, trong đơn vị, giữa biên giới hoang vu đầy bất trắc, thuốc lá lại càng trở nên quý giá và thân thiết với mỗi người lính... Nhưng chẳng hiểu sao từ nhỏ đến tận lúc đó và cho tới bây giờ, bác sĩ Hiệp vẫn tâm niệm thuốc lá là thứ “có hại” và không bao giờ động tới. Nghĩ tới câu chuyện của anh, tôi giật mình liên tưởng tới những người lính trong quân đội bây giờ, có lẽ họ cần một phương pháp cụ thể để rèn luyện, giáo dục tư tưởng và cả kỷ luật để giữ gìn một môi trường quân đội thật sự không khói thuốc!
Trường Giang (Quân đội Nhân dân)
Tại một khách sạn 3 sao nổi tiếng ở quận 1, TP.HCM, hàng ngày các nhân viên, nhất là những người dọn phòng phải đối mặt với nhiều căn bệnh do thuốc lá gây ra. Bởi ở đây, 95% khách lưu trú hút thuốc trong phòng nghỉ. Chị Loan, người chịu trách nhiệm dọn phòng ở tấng 4 cho chúng tôi xem những giá để đồ có khá nhiều bao thuốc lá của Việt Nam và nước ngoài do khách để quên.
Thu Trà (Lao động)
Tôi đã thấy sợ khi chứng kiến những người ung thư phổi nhưng mỗi lần nhìn thấy quảng cáo thuôc lá hay hình ảnh điếu thuốc tôi vẫn thấy phấn chấn và nhớ tới thuốc lá. Tôi cảm thấy có lỗi vì đang cố gắng bỏ thuốc, nhưng tôi không thể khống chế bản thân. – ông Lê Văn Tư – 56 tuổi – quận 5 TPHCM.
Phương Thúy (O2TV)
Không có lửa sao lại có khói?
Bạn nghĩ sao về việc phải nói không với thuốc lá? Điều đó là đúng, và còn rất là cần thiết đối với môi trường và sức khỏe của chúng ta. Một trong những phương pháp được đưa ra thực hiện là ngăn cấm những hình ảnh, thông tin quảng cáo về thuốc lá xuất hiện trên thị trường và trên các kênh truyền thông? Tuy nhiên các “nguyên phụ liệu” hỗ trợ cho việc hút thuốc như tẩu thuốc hay bật lửa sành điệu được bày bán công khai trên thị trường thì việc nói không với thuốc lá có thực sự thành công?
Ngô Minh Hương (VTV)
Biển cấm hút thuốc lá: Treo cứ treo, hút cứ hút!
Khảo sát tại quán café Minh Kha, đường Đỗ Quang Đẩu, Q.1, TP HCM, có treo hai biển “Cấm hút thuốc lá” nhưng mỗi bàn đều có gạt tàn thuốc lá . Hỏi nhân viên mua thuốc lá và có thể hút thuốc không thì đều được trả lời là có…
Lê Thị Huyền Trang (Gia đình&Xã hội, tpHCM)
Gặp mặt các thành viên của Chương trình nâng cao nghiệp vụ báo chí và phòng chống tác hại thuốc lá lần thứ 2
Tại cuộc gặp mặt lần này, các chuyên gia của VINACOSH, ACS và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe tpHCM đã trao đổi với các nhà báo các quy định về cấm quảng cáo thuốc lá, cơ sở của việc cấm, tình hình thực hiện và những bất cập trên thực tế. Nhiều biến tướng của quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá đã được chia sẻ với báo chí.
Sau khi đi thực địa, các nhà báo cùng thực hành và thảo luận về cách viết lead của một bài báo với sự hướng dẫn của chuyên gia truyền thông của ACS.
ACS xin giới thiệu một số lead do một số phóng viên tác nghiệp ngay tại hội thảo ngay sau bản tin nay. Rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp phóng viên.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Reports says developing countries remain uprepared for cancer prevention, diagnosis, treatment (Kaiser Family Foundation, International)
http://tinyurl.com/25mddc3
China tobacco firms accused of targeting children (Reuters)
http://tinyurl.com/22o7hsm
Smoke ban approved by city council (San Antonio Express-News)
http://tinyurl.com/2usemw6
Movie depictions of smoking decline as cigarette foes work to extinguish (Bloomberg)
http://tinyurl.com/2ayksjm
Tobacco killing hundreds of millions (AllAfrica.co)
http://tinyurl.com/2f6fmph
Lethal habit: Smoking to claim two million each year (China Daily)
http://tinyurl.com/37aqe37
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010
Một số bài đã đăng và dự thi cuộc thi báo chí về phòng chống tác hại thuốc lá do ACS tổ chức
2. http://vietnamnet.vn/khoahoc/201005/Su-hon-nhien-am-khoi-cua-chong-benh-nhan-ung-thu-phoi-908428/
3. http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=193903&ChannelID=9
4. http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/thuoc-la-cang-re-cang-nhieu-nguoi-tu-vong.aspx
5. http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/104417/Default.aspx
6. http://giadinh.net.vn/20100510034744380p0c1000/bo-ung-thu-nan-ni-con-bo-thuoc.htm
7. http://www.laodong.com.vn/Home/Cong-tac-truyen-thong-chua-du-manh/20105/184829.laodong
8. http://vietnamnews.vnanet.vn/Social-Isssues/Health/199858/Cigarettes-damage-health-of-non-smokers.html
9. http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/70/ContentID/105478/Default.aspx
10. http://docbao.com.vn/view/29/default.dec
11. http://www.docbao.com.vn/view/43/default.dec
12. http://vietnamnet.vn/khoahoc/201005/Hay-can-nhac-an-tu-hinh-cho-cay-thuoc-la-912814/
13. http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/11/11/11/113763/Default.aspx
14. http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201005/Cam-thuoc-la-tai-noi-cong-cong-Roi-912993/
Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010
Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
Hội thảo Báo chí và Phòng chống tác hại thuốc lá tại Hà Nội
Ngày 5-6/5/2010 tại Hà Nộ đã diễn ra Hội thảo Báo chí và Phòng chống tác hại thuốc lá. Đây là hoạt động đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Nâng cao nghiệp vụ báo chí về phòng chống tác hại thuốc lá do Hội Ung thư Hoa Kỳ và Chương trình Quốc gia Phòng chống tác hại thuốc lá phối hợp thực hiện. 26 nhà báo tại từ Hà Nội và thành phố HCM đã tham gia hội thảo này. Tại đây, đại diện các cơ quan và các tổ chức trong nước và quốc tế đã chia sẻ với báo chí các thông tin và các vấn đề liên quan tới kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam. Các nhà báo đã thăm bệnh viện K, tìm hiểu các trường hợp ung thư do thuốc nguyên nhân hút thuốc và thảo luận về ý tưởng tác phẩm báo chí của mình liên quan tới những thông tin có được.
Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010
Quốc hội sẽ xem xét Dự thảo luật Phòng chống tác hại thuốc lá trong năm 2011
Để đạt được bước tiến to lớn này trong sự nghiệp phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam, VINACOSH đã nỗ lực hết sức mình cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội và nhiều đối tác khác. Tham gia và đóng góp cho quá trình vận động này còn có nhiều đối tác trong nước và quốc tế của VINACOSH.
Thông báo về thành quả này tới các đối tác, bà Nguyễn Thị Việt Anh, cán bộ của VINACOSH, bày tỏ: "Chúng tôi chia sẻ thành công này với các bạn và mong muốn sẽ nhận được sự hợp tác chặt chẽ hơn và ủng hộ mạnh mẽ hơn của các đối tác trong thời gian sắp tới để đạt được mục tiêu là Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được phê chuẩn".
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010
Chúc mừng các nhà báo đoạt giải thưởng của ACS
1. Hứa Nhuệ Anh, VietnamNet, với tác phẩm "Sự hồn nhiên ám khói của chồng bệnh nhân ung thư"
2. Vũ Thu Trà, Lao Động, với tác phẩm "Phải chăng truyền thông chưa đủ mạnh?"
3. Ngô Thu Lan, 02TV, với tác phẩm "Lời cảnh báo vô nghĩa".
Xin chúc mừng ba phóng viên!
Happy Birthday to an Historic Tobacco Control Law
Today we celebrate the first birthday of a landmark law – the Family Smoking Prevention and Tobacco Control Act. When the president signed the act into law on June 22, 2009, it marked the culmination of a decade-long effort by the American Cancer Society and its advocacy affiliate, the American Cancer Society Cancer Action NetworkSM (ACS CAN), to give the U.S. Food and Drug Administration regulatory authority over the manufacture, marketing, and sale of tobacco products.
Just one year ago, tobacco products were virtually the only legally consumable goods not regulated in this country. Now, with this law in effect, the tobacco industry must finally tell the truth about its products, which kill more than 400,000 people in America each year, and cease its relentless and deceptive marketing to children.
The law already bans candy- and fruit-flavored cigarettes, which for decades were primarily marketed to attract and addict youth smokers. Beginning today, several important provisions dealing with the marketing and manufacturing of tobacco products take effect, including:
- A ban on the use of misleading descriptions such as “light,” “mild,” and “low-tar” in the marketing of cigarettes;
- Larger, stronger warning labels on smokeless tobacco products;
- A first-ever federal prohibition on cigarette and smokeless tobacco sales to minors;
- A ban on all tobacco-brand sponsorships of sports and cultural events;
- A ban on virtually all free tobacco samples and giveaways of non-tobacco items, such as hats and T-shirts, with the purchase of tobacco;
- A prohibition on the sale of cigarettes in packs of fewer than 20 – so-called “kiddie packs” that make cigarettes more affordable and appealing to kids.
The tobacco industry fought the public health community’s efforts to pass this law for more than a decade, and true to form, the industry is challenging some provisions of the law in the courts. This is while Big Tobacco spends more than $34 million every day – $23,600 per minute – aggressively marketing its products to addict new, young smokers and keep current users from quitting.
The Society and ACS CAN are working with their public health partners to oppose the industry’s litigation. Strong tobacco regulation, along with tobacco control measures at the state and community level such as smoke-free policies that enable workers and patrons to avoid the hazards of secondhand smoke, increased tobacco taxes that discourage people from continuing or picking up a smoking habit, and support for tobacco cessation programs that help smokers quit, will have a profoundly positive impact on public health.
So let’s celebrate a landmark legislative achievement and an historic day in tobacco control. For more information about the law, visit the ACS CAN website. As always, thank you for all you do to make our lifesaving work possible.
John R. Seffrin, PhD | Chief Executive Officer |
American Cancer Society, Inc. | American Cancer Society Cancer Action Network |
250 Williams Street, Atlanta, GA 30303 | cancer.org |
404.329.7601 | fax: 404.417.8017 |