Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Kể chuyện bện ung thư


Từ ngày 18 đến 20 tháng 6 vừa qua, khoảng 120 “đại sứ” bện ung thư, những người thay mặt cho hàng triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới, đã tham dự một sự kiện đặc biệt tại New York: Đó là cùng nhau kể những câu chuyện về căn bệnh đang ảnh hưởng tới các quốc gia, cuộc sống của các cá nhân và gia đình họ. Những “đại sứ” này đã nói lên những trải nghiệm về bệnh ung thư của họ, về gánh nặng ung thư mà mỗi cá nhân và gia đình họ phải gánh chịu, với các đại sứ của nước họ tại LHQ, thúc giục họ giúp đưa những bệnh không lây nhiễm như ung thư trở thành một ưu tiên toàn cầu và xứng đáng được nhận những nguồn lực lớn hơn đê cứu giúp sinh mạng của hàng triệu người.

Sự kiện này là sáng kiến của Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) nhằm vận động đại sứ các nước tại LHQ ủng hộ và quan tâm thích đáng tới các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư.

Cùng với các “đại sứ” bênh ung thư, các nhà báo từ 40 quốc gia trên thế giới cũng tham gia các buổi thảo luận và gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu để cùng gây sự chú ý của công luận trên thế giới về sự kiện sắp tới – Cuộc họp cấp cao của LHQ về các bệnh không lây nhiễm.

Ảnh: Các đại biểu của Việt Nam và đại sứ VN tại LHQ.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Tin về hội thảo tập huấn của chúng ta trên blog của ACS

http://cancer.blogs.com/international/2011/05/advancing-world-no-tobacco-day-american-cancer-society-promotes-smoke-free-environment-in-vietnam.html#tp

Đăng Khoa chia sẻ bài viết trên báo Thanh niên

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110601/Hoc-duong-chim-trong-khoi-thuoc.aspx
http://ethanhnien.com/envision/ethanhnien/home/#sId=1&x=-12140.666666666666&y=-3940&w=5286.666666666667&h=4000&date=20110602

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Chia sẻ thêm bài viết mới

10 năm phòng chống tác hại thuốc lá:

Mươi năm vẫn như… mới

Hôm qua (27.5), Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị đánh giá 10 năm (2000-2010) thực hiện Nghị quyết 12 của Chính phủ về phòng chống tác hại thuốc lá với sự tham dự và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. 10 năm không phải là chặng đường ngắn, nhưng xem ra những kết quả mà các cơ quan hữu trách thực hiện vẫn không mấy thuyết phục.

Văn bản nhiều, thực hiện bao nhiêu?
Có thể nói rằng, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) hiện nay là tương đối đầy đủ, không muốn nói là quá nhiều. Thế nhưng, tại hầu hết các hội nghị, hội thảo, cuộc họp bàn về chủ đề này phần lớn nội dung vẫn dành cho việc lựa chọn, tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng chống có hiệu quả những tác hại của khói thuốc. Trong khi đó, các giải pháp được nêu ra vẫn không có gì mới và chúng đã được triển khai thực hiện 10 năm nay rồi.
Bằng chứng của việc thực hiện không hiệu quả văn bản trên thể hiện ở bản đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết đề ra là: “Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%”. Tuy nhiên, 10 năm triển khai thực hiện các giải pháp PCTHTL, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá vẫn còn khá cao (năm 2010 tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá vẫn là 47,4%, năm 2000 là 56,1%). Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta mới giảm được 9% số nam giới hút thuốc. Về mục tiêu thực hiện môi trường không hút thuốc, theo điều tra GATS năm 2010 cho thấy, vẫn còn khoảng 55,9% người lao động (tương đương với gần 8 triệu người) hiện đang bị phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc; Và có tới 73,1% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (tương đương với 47 triệu người) cho biết phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là nước có chính sách cấm quảng cáo và khuyến mại các sản phẩm thuốc lá khá toàn diện và triệt để so với các nước. Thế nhưng, tại các điểm bán hàng việc vi phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá vẫn xảy ra khá phổ biến. Hệ thống bán lẻ thuốc thì đâu đâu cũng thấy, từ vỉa hè, cạnh cống đến cầu thang, công viên… Vi phạm phổ biến nhất là trưng bày số bao thuốc và tút thuốc quá giới hạn cho phép. Không chỉ thế, quy định in lời cảnh báo về THTL đối với sức khỏe trên bao bì các sản phẩm thuốc lá được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm vấn nạn này và nó được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới, nhưng hiện nay ở ta vẫn chỉ là in một trong hai cảnh báo sức khỏe: “Hút thuốc lá gây ung thư phổi” hoặc “hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, chiếm 30% diện tích vỏ bao (trong khi quốc tế khuyến cáo lời cảnh báo cần thiết kế có cả hình ảnh và kích cỡ nên chiếm 50% hoặc hơn diện tích hai mặt chính của các bao bì sản phẩm thuốc lá).
Biện pháp tăng thuế thuốc lá để giảm hút cũng là một trong những giải pháp quan trọng để thực thi có hiệu quả các chương trình PCTHTL. Tuy nhiên, hiện nay mức thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chiếm nhiều nhất chỉ là 45% giá bán lẻ thuốc lá, mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 65-85% do Ngân hàng Thế giới khuyến cáo và so với mức thuế đã đạt được ở các nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Thậm chí, gía thuốc lá ở Việt Nam gần như không đổi trong hơn 10 năm qua, trong khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh và liên tục làm cho thuốc lá ngày càng trở nên dễ mua hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá vẫn cao ở nước ta – các chuyên gia khẳng định.
Tăng cường nhận thức và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp
Đó là ý kiến chung của đa số chuyên gia, đại diện các Bộ, ngành, đoàn thể và lãnh đạo các địa phương tại hội nghị tổng kết 10 năm PCTHTL vừa tổ chức hôm qua (27.5) tại Thủ đô Hà Nội. Theo bà Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay là khá đầy đủ, nhưng nhận thức của người dân không tăng, chính sách của nhà nước không chắc chắn, triển khai không kịp thời, lực lượng hữu trách không thực thi quyết liệt, đến nới đến chốn thì hiệu quả phòng chống không thể cao được…”.
Phần lớn đại biểu cũng cho rằng, phải tăng kinh phí cho việc PCTHTL, nếu không sẽ khó lòng thực hiện được. Cụ thể, theo ông Hoàng Văn Thái, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vi phạm về quảng cáo và trưng bày thuốc lá tràn lan như thế, nhưng lực lượng thanh tra quá mỏng nên làm không xuể; kinh phí hỗ cho hoạt động thanh, kiểm tra cũng hạn chế nên không đủ sức động viên anh em. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cũng không dễ thực hiện nếu kinh phí cho hoạt động này quá eo hẹp. “Khi tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi cũng phải có tiền thuê người sáng tác, dàn dựng…, kinh phí ít quá làm sao nổi” – ông Thái than thở.
Không chỉ tăng cường công tác thanh tra, xử phạt nghiêm khắc các sai phạm hút thuốc lá nơi công cộng (bến xe, rạp hát…), ông Trần Thế Hòa, Chánh văn phòng, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị, chúng ta cũng phải phản đối quyết liệt việc hút thuốc lá khi đang tham gia giao thông, bởi nó là một hành vi vô văn hóa. Ông đưa ra dẫn chứng: Có lần ông tận mắt chứng kiến một thanh niên vừa đi xe máy vừa phì phèo hút thuốc, nhả khói lung tung. Thậm chí, sau khi hút xong anh ta ném ngay tàn thuốc vào người một em bé được bố mẹ chở đi ngay cạnh). Cùng với công tác tuyên truyền; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, đại diện cho Bộ Tài chính, ông Phạm Đình Thi cho rằng, nhà nước cần phải nghiên cứu và xem xét điều chỉnh chính sách thuế thuốc lá, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt thì mới hạn chế được vấn nạn này./.

Đoan Trang
Báo Pháp luật








B

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Chia sẻ các bài viết mới nhân Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá

http://suckhoedoisong.vn/2011053008596847p61c67/viet-nam-co-ty-le-nam-gioi-hut-thuoc-la-cao-nhat-the-gioi.htm
http://suckhoedoisong.vn/2011052710325574p0c61/tien-mua-thuoc-la-va-chua-benh-nhieu-hon-ngan-sach-phat-trien-giao-duc-dai-hoc.htm
http://suckhoedoisong.vn/20110520083753847p61c67/thuoc-la-lien-quan-12-ganh-nang-benh-tat-o-viet-nam.htm
http://suckhoedoisong.vn/2011051709204485p61c67/viet-nam-lam-chu-tich-nhom-ky-thuat-asean-phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la.htm

(Thái Bình, báo Sức khỏe& Đời sống)

http://vietnamnews.vnanet.vn/Social-Isssues/211768/Authorities-clamp-down-on-smoking-.html
http://vietnamnews.vnanet.vn/Social-Isssues/211878/WHO-calls-for-strict-controls-on-tobacco-.html

(Lưu Văn Đạt, Vietnam News)

http://dantri.com.vn/c7/s7-483909/ty-le-nguoi-chet-vi-thuoc-la-nhieu-hon-tngt-va-dai-dich-aids.htm

(Trần Hồng Hải, Dân trí)

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Bùi Thị Hương, báo KHoa học & Đời sống chia sẻ bài viết mới

http://bee.net.vn/channel/1990/201105/Nam-gioi-hut-thuoc-la-coi-chung-vo-sinh-1799756/

Hội thảo Tập huấn Môi trường không khói thuốc dành cho báo chí

Hội thảo tập huấn thứ ba dành cho các thành viên của Chương trình Nâng cao nghiệp vụ báo chí về phòng chống tác hại của thuốc lá vừa được tổ chức thành công tại Hà Nội với sự tham gia của 19 nhà báo thành viên từ thành phố HCM và Hà Nội.

Hội thảo lần này tập trung vào các thông tin cập nhật về tuần lễ Không thuốc lá năm nay của Việt Nam, Ngày Thế giới Không khói thuốc, những thách thức đối với việc thực hiện các qui định về phòng chống tác hại của thuốc lá và những phát hiện ban đầu về trẻ em và hút thuốc lá thụ động do các chuyên gia của VINACOSH, WHO, Tổ chức Dịch vụ Phát triển Cộng đồng (CDS) và Đại học Y tế Công cộng trình bày.

Đặc biệt trong hội thảo này có sự tham gia của ông Glenn Van Zuthphen, một nhà báo có kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới, trong đó có CNN, và ông Trần Nam Bình, Chủ tịch, Công ty PeaPros, với các bản tham luận về những vấn đề được các phóng viên quan tâm như thế nào là một bài báo tốt, làm thế nào để có một bài báo tốt, các kỹ năng cần thiết để có một bài báo tôt...

Các nhà báo quan tâm tới kỹ năng làm báo hiện đại có thể liên hệ chị Nguyễn Điệp Hoa, diephoa@fhi.org.vn, để nhận các tài liệu của hội thảo này.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Thuốc lá- đói nghèo: Vòng tròn luẩn quẩn

Sử dụng thuốc lá đã được Tổ chức Y tế thế giới xếp là yếu tố nguy cơ thứ hai trong số 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, đến năm 2020 số người chết vì sử dụng thuốc lá trên thế giới sẽ nhiều hơn tổng số ngời chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông đường bộ cộng lại.

Ở Việt Nam ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số này lên đến 70.000 ca mỗi năm.

Ngành công nghiệp thuốc lá tuy có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhiều quốc gia, nhưng các quốc gia bên cạnh gánh nặng về bệnh tật do sử dụng thuốc lá còn phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế.

Trên thế giới, hành năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại 200 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.Chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm từ 6-15% tổng chi phí y tế. Chi phí xã hội cho việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá tại Mỹ chiếm 1,6 GDP, tại Canada là 2,2%, tại Trung Quốc là 1,7%. Còn tại Việt Nam, tổng số tiền người dân bỏ ra mua thuôc hút năm 1998 hơn 5.000 tỷ đồng, đến năm 2002 số tiền này đã tăng gấp đôi là 10.400 tỷ đồng và năm 2007 là 14.000 tỷ đồng.

Vậy câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta kiểm soát thuốc lá thì có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không? Theo các chuyên gia, thuốc lá là sản phẩm có tính gây nghiện nên ngay cả khi các biện pháp kiểm soát thuốc lá mạnh được áp dụng thì việc giảm tỷ lệ hút thuốc cũng không thể xảy ra trong một thời gian ngắn. Trong dài hạn, khi lượng thuốc lá được tiêu thụ thực sự giảm, số tiền mua thuốc được dùng để mua các sản phẩm hàng hóa khác.Điều này sẽ tạo thêm việc làm cho nền kinh tế.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của trường ĐH Thương mại cho thấy, số việc làm trong ngành thuốc lá chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng số việc làm tại Việt Nam. Nếu số tiền từ việc tiêu dùng thuốc lá được được dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng thêm 600 tỷ đồng và trong dài hạn số việc làm mới được tạo ra từ các nganh nghề khác khoảng 50.000 việc làm. Các chuyên gia cũng cho rằng, các chính sách kiểm soát thuốc lá sẽ không tác động xấu tới người nông dân trồng thuốc lá ít nhất trong thời gian ngắn hạn và trung hạn.

Thái Bình

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Mời nhà báo tham dự sự kiện vận động cho ung thư tại New York

The American Cancer Society’s (ACS) “We can, We should, We will, Conquer Cancer” campaign is mobilizing support to include cancer in the global health agenda. As part of the campaign, ACS is selecting ‘Global Journalist Fellows’ and ‘Global Cancer Ambassadors’ to ensure the impact of the United Nations historic High-Level Meeting on Non-Communicable Diseases (NCDs) to be held in September, 2011.

The American Cancer Society is looking for qualified journalists to participate in a Global Journalist Fellowship from June 18-21, 2011.

The ACS will host the Global Journalist Fellows in New York City, from the 18th to the 21st June, where they will:
Learn from world leading experts about the latest developments in cancer and tobacco control.

Understand the significance of the U.N. High-Level Meeting on NCDs and learn about the latest political developments.
Hear from international journalists who cover the U.N.
Have the opportunity to interview key opinion leaders in the field of cancer, tobacco and global health.
Meet with ‘Global Cancer Ambassadors’ from their country or region and access personal stories about cancer. The American Cancer Society will be hosting global cancer advocates and survivors from 45 different countries (‘Global Cancer Ambassadors’) who will be meeting with their U.N. mission representatives (June 20th and 21st) to share their cancer story and put forward key ‘policy asks’ from the UN High-Level Meeting.
Attend a press conference at the U.N.

Selected journalists will need to be fluent in English as workshops and interviews with key opinion leaders will be conducted in English. The Society will cover your travel arrangements. Special consideration will be given to applicants from the following countries:

Asia CANZ: Latín America
Japan Australia México
China Canada Brazil
India New Zealand Argentina
Indonesia US Colombia
Thailand Samoa Chile
Philippines Peru
Vietnam Costa Rica
Pakistan Panamá



Europe: Middle East/North Africa Africa:
Hungary Jordan South Africa
Norway Tunisia Kenya
Russia Turkey Nigeria
Germany Israel Senegal
France Uganda
UK Ethiopia
Poland Ghana
Italy Rwanda
Switzerland


Caribbean:
Trinidad & Tobago
Jamaica
Barbados

If interested, please fill out the form below and return to wecanweshouldwewill@gmail.com by March 15th, 2011. The subject of the email should be your name and country. The American Cancer Society will be selecting Global Journalist Fellows by March 30th, 2011.

Vietnamese journalists, if interested, contact Ms.Nguyen Diep Hoa at diephoa@fhi.org.vn to receive application form.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Thông báo tìm đại sứ ung thư và đại diện quốc gia dự sự kiện tại New York

ACS is leading a unique event in June at the United Nations in New York to push for cancer to be put on the global agenda. We need the support of Global Cancer Ambassadors worldwide.

We are looking for people who have powerful stories about how cancer OR tobacco has affected them and their country, but with a personal touch. For example, a cancer survivor who can speak in a compelling way to media and to their country's UN Mission would be a great candidate to apply. Or a TC advocate who can speak eloquently and passionately about the burden of tobacco (or aggressive marketing from the industry) in their region.

Contact Ms.Hoa at diephoa@fhi.org.vn to receive application form.

The deadline for the candidates to send in their completed form is March 1st, at the address indicated in the application. The ACS will cover the expenses of the selected candidates.

Those wishing to represent their country at the UN during this meeting, the application is available in English, French and Spanish. We would like to have your help in disseminating this application to potential candidates in your country. (Please read the form to get an idea of what we are looking for exactly.

Special consideration will be given to applicants from the following countries:

Asia
Japan
China
India
Thailand
Philippines
Vietnam
Pakistan

If interested, you can fill out the form below and return to wecanweshouldwewill@gmail.com by March 15th, 2011. The subject of the email should be your name and country. The American Cancer Society will be selecting Global Journalist Fellows by March 30th, 2011.

Báo cáo mới của ACS

ACS vừa công bố báo cáo lần thứ 2 trên "World Cancer Facts and Figures". Báo cáo có thể tải về từ cancer.org/global

Hội thảo xây dựng năng lực của ACS và VINACOSH

Hội thảo được tổ chức từ ngày 13-14/1/2011, với sự tài trợ của ACS. Hội thảo tập trung thảo luận và đưa ra các gợi ý về đẩy mạnh thực thi các quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam. Tham dự hội thảo có nhiều đại diện của các tổ chức làm về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam và các chuyên gia của ACS.

Các nhà báo nào cần thông tin, xin liên hệ chị Nguyễn Điệp Hoa, diephoa@fhi.org.vn.