Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Thực hành viết lead

Khói thuốc vẫn mù mịt trong... “vùng cấm”

Khói thuốc vẫn nhả đều tại hầu hết các điểm cấm sau hơn 9 tháng thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Bộ Y tế tiếp tục kiến nghị mạnh mẽ việc tăng thuế thuốc lá, thay đổi các hình thức xử phạt để giảm thiểu số người hút thuốc lá.

Vu Ngoc Dung (Người Lao động)

Khách sạn không khói thuốc

Là một trong 22 khách sạn hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Y tế trở thành khách sạn không khói thuốc, ông Nguyễn Phát Thảo, GĐ khách sạn New Epoch, Q3, TP HCM cho biết, 5 năm áp dụng “khách sạn không khói thuốc”, doanh thu của công ty liên tục tăng 30-40% so với khi chưa áp dụng quy định này.

Thanh Thủy (Khoa học và Đời sống)

Làm sao để người lính nói không với khói thuốc!

Tôi gặp bác sĩ Trịnh Văn Hiệp trong một hội thảo phòng chống tác hại thuốc lá ở Sài Gòn. Anh kể cho tôi, lớp quân nhân sau anh ngót 30 năm (bác sĩ Trịnh Văn Hiệp nhập ngũ năm 1978) nghe câu chuyện về thuốc lá trong cuộc sống của người lính của đơn vị sư 5, quân khu 7 những ngày tháng ở đất nước Campuchia. Ngày đó thuốc lá là thứ xa xỉ ở Việt Nam nhưng lại vô cùng phổ biến ở nước bạn, trong đơn vị, giữa biên giới hoang vu đầy bất trắc, thuốc lá lại càng trở nên quý giá và thân thiết với mỗi người lính... Nhưng chẳng hiểu sao từ nhỏ đến tận lúc đó và cho tới bây giờ, bác sĩ Hiệp vẫn tâm niệm thuốc lá là thứ “có hại” và không bao giờ động tới. Nghĩ tới câu chuyện của anh, tôi giật mình liên tưởng tới những người lính trong quân đội bây giờ, có lẽ họ cần một phương pháp cụ thể để rèn luyện, giáo dục tư tưởng và cả kỷ luật để giữ gìn một môi trường quân đội thật sự không khói thuốc!

Trường Giang (Quân đội Nhân dân)

Tại một khách sạn 3 sao nổi tiếng ở quận 1, TP.HCM, hàng ngày các nhân viên, nhất là những người dọn phòng phải đối mặt với nhiều căn bệnh do thuốc lá gây ra. Bởi ở đây, 95% khách lưu trú hút thuốc trong phòng nghỉ. Chị Loan, người chịu trách nhiệm dọn phòng ở tấng 4 cho chúng tôi xem những giá để đồ có khá nhiều bao thuốc lá của Việt Nam và nước ngoài do khách để quên.

Thu Trà (Lao động)

Tôi đã thấy sợ khi chứng kiến những người ung thư phổi nhưng mỗi lần nhìn thấy quảng cáo thuôc lá hay hình ảnh điếu thuốc tôi vẫn thấy phấn chấn và nhớ tới thuốc lá. Tôi cảm thấy có lỗi vì đang cố gắng bỏ thuốc, nhưng tôi không thể khống chế bản thân. – ông Lê Văn Tư – 56 tuổi – quận 5 TPHCM.

Phương Thúy (O2TV)

Không có lửa sao lại có khói?

Bạn nghĩ sao về việc phải nói không với thuốc lá? Điều đó là đúng, và còn rất là cần thiết đối với môi trường và sức khỏe của chúng ta. Một trong những phương pháp được đưa ra thực hiện là ngăn cấm những hình ảnh, thông tin quảng cáo về thuốc lá xuất hiện trên thị trường và trên các kênh truyền thông? Tuy nhiên các “nguyên phụ liệu” hỗ trợ cho việc hút thuốc như tẩu thuốc hay bật lửa sành điệu được bày bán công khai trên thị trường thì việc nói không với thuốc lá có thực sự thành công?

Ngô Minh Hương (VTV)

Biển cấm hút thuốc lá: Treo cứ treo, hút cứ hút!

Khảo sát tại quán café Minh Kha, đường Đỗ Quang Đẩu, Q.1, TP HCM, có treo hai biển “Cấm hút thuốc lá” nhưng mỗi bàn đều có gạt tàn thuốc lá . Hỏi nhân viên mua thuốc lá và có thể hút thuốc không thì đều được trả lời là có…

Lê Thị Huyền Trang (Gia đình&Xã hội, tpHCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét